Chia sẻ:
Một nhà máy ở vùng Trung Tây nước Mỹ đã tuyên bố sứ mệnh “Đối xử với thiên nhiên như một vị khách” trên bảng hiệu của mình. Điều này đánh dấu một cuộc cách mạng tư duy lớn về trách nhiệm môi trường của các nhà sản xuất. Thay vì chỉ tập trung vào nâng cao hiệu suất, họ đã bắt đầu chú trọng đến việc cân bằng giữa hiệu quả hoạt động và bảo vệ môi trường, xây dựng mối quan hệ bền vững với cộng đồng xung quanh.
Khi chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn, các ngành sản xuất thường được đề cập đầu tiên do tiêu tốn nhiều tài nguyên và thải ra lượng chất thải lớn. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất vẫn coi việc chuyển đổi xanh là gánh nặng, không thấy được lợi ích lâu dài. Hiện nay, động lực chuyển đổi xanh chủ yếu đến từ yêu cầu thị trường, các quy chuẩn cụ thể và định lượng.
Ngay cả các doanh nghiệp đạt chứng nhận về hệ thống quản lý môi trường cũng chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của chính phủ và thị trường mà chưa ý thức được giá trị thực sự của việc chuyển đổi xanh. Trên thực tế, việc này giúp tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, từ đó giảm chi phí sản xuất và tạo lợi thế cạnh tranh khi sản phẩm thân thiện môi trường được khách hàng ưu ái.
Thúc đẩy chuyển đổi xanh không chỉ giúp xuất khẩu với giá trị cao hơn, mà còn nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm. Sản phẩm xanh sử dụng nguyên liệu tái chế, thuận tự nhiên hoặc phụ phế phẩm từ công đoạn trước. Việc này tối ưu hóa tài nguyên, nâng cao giá trị sản phẩm.
Nhà máy xanh là nơi vận hành hiệu quả, tiêu thụ tài nguyên và năng lượng tối ưu, phát thải khí nhà kính thấp. Điều này đòi hỏi tích hợp kiến trúc công trình, nguyên vật liệu xây dựng và trang thiết bị vận hành. Thiết lập nhà máy xanh theo nguyên tắc sản xuất tinh gọn, kết hợp tiêu chuẩn LEED, LOTUS, EDGE… giúp tối ưu hóa vận hành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và điều kiện làm việc.
Nhà máy được xem như "trái tim của chuỗi cung ứng". Việc thiết lập nhà máy đúng ngay từ đầu là quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững. Các mục tiêu cơ bản như chất lượng, năng suất, thời gian giao hàng, chi phí sản xuất cần được mở rộng thêm các yếu tố như an toàn, môi trường, năng lượng, phát thải khí nhà kính, trách nhiệm xã hội, sản phẩm xanh...
Nhà máy xanh cần hệ thống quản lý môi trường để đánh giá hiệu quả hoạt động, tránh tẩy xanh thương hiệu. Hệ thống này giúp đánh giá kết quả chuyển đổi, cải thiện hiệu suất, tránh tiêu thụ tài nguyên và phát thải gia tăng. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý môi trường đúng chuẩn thường có nguồn lực nội bộ lớn và hiệu quả hơn.
Trong bối cảnh ô nhiễm gia tăng và rào cản thương mại khắt khe, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc duy trì sản xuất và chuyển đổi nhà máy theo tiêu chuẩn mới. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam còn hạn chế về năng lực và nguồn lực, cần sự hỗ trợ từ chính phủ và các hiệp hội để thực hiện chuyển đổi xanh.
Việc chuyển đổi nhà máy và quy trình sản xuất không chỉ đòi hỏi mô hình và quy chuẩn chung mà còn cần phải cá biệt hóa theo đặc điểm ngành và sản xuất của người Việt. Điều này đòi hỏi vai trò của các tổ chức hiểu rõ kỹ thuật và hoạt động sản xuất Việt Nam trong bối cảnh ngành sản xuất chung.
Cộng đồng Monsuge ở Curtiba trở thành một hiện tượng mới trong ngành kinh doanh bất động sản ở đây, với giá trị thương mại cao nhất trên từng mét vuông. Khu vực này, với tên gọi là Ecovile, đánh dấu xung quanh bởi những trục đường vận chuyển, những tòa nhà cô lập, tường cao và rất ít sức sống ở các không gian công cộng.
Nằm tại thị trấn Tiptur thuộc huyện Tumkur, ngôi nhà này tọa lạc trên một mảnh đất rộng 70'x40' trong một khu vực mới phát triển, nơi chưa có các công trình lân cận và chưa định hình bối cảnh kiến trúc đặc trưng. Để giải quyết các mối quan tâm về sự riêng tư và an ninh, ngôi nhà được bao quanh bởi một bức tường đá granite đen tự nhiên, tạo cảm giác như một công trình kiên cố và vững chắc. Bên trong bức tường đá, ngôi nhà được bố trí một cách có chủ ý, mang lại sự hòa quyện giữa vật liệu và không gian.
HasleTre là một tòa nhà thương mại sáng tạo và bền vững ở Oslo, Na Uy. Được thiết kế để tháo rời và tái sử dụng, tập trung vào sự thân thiện với môi trường.Tòa nhà văn phòng rộng 3000m2 cao 5 tầng này là một trong những tòa nhà có yếu tố bền vững với công nghệ thiết kế tiên tiến bậc nhất tại Na Uy.
Heatherwick Studio đã chiến thắng trong cuộc thi toàn cầu để biến đảo Nodeul không người ở trên sông Hàn, Seoul, thành một công viên công cộng sôi động. Dự án mang tên "Soundscape" tạo ra một chuỗi không gian đầy kịch tính trên các mức độ khác nhau, có thể tổ chức các buổi biểu diễn âm nhạc và không gian nghệ thuật. Nằm trong một cảnh quan xanh và đa dạng sinh học, thiết kế này phản ánh địa hình núi non của Seoul và các mô hình sóng âm thanh.
Nằm tại phía bắc của Hiroshima Peace Memorial Park, Hiroshinma Gate Park, trước đây là khu vực của Hiroshima Civic Stadium, là biểu tượng của sự phục hồi sau chiến tranh. Thông qua sự kết hợp giữa các đối tác qua chương trình Park–PFI (Park–Private Finance Initiative), dự án này nhằm biến đổi khu vực cũ của sân bóng thành một không gian kích thích sinh hoạt hàng ngày, tạo nên một văn hóa ngoài trời, đồng thời kế thừa lịch sử đặc biệt của nơi này cho thế hệ tương lai.
Lấy cảm hứng từ loài cây cọ, tòa chung cư lấy thiên nhiên làm cốt lõi này đem lại những giá trị bền vững cho cuộc sống hậu đại dịch. Bằng những biện pháp tích hợp hệ sinh thái địa phương độc đáo cùng với hiệu ứng “nhà trên cây” dí dỏm, cấu trúc chung cư cho 15 đơn vị căn hộ giúp người dùng nâng cao nhận thức về mối quan hệ mật thiết của thiên nhiên trong cuộc sống của con người.